Trồng răng hàm và những tổng hợp thông tin đầy đủ nhất
Răng hàm đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với chức năng ăn nhai của hàm răng. Mất răng hàm sẽ gây ra những hậu quả nặng nề cho người bị mất răng. Chính vì vậy, để phục hình hiệu quả nhất chỉ có cách trồng răng hàm mà thôi.
Lý do nên trồng răng hàm
Trồng răng hàm
Có nhiều lý do khiến bạn có thể bị mất từ 1 đến nhiều răng hàm như do tổn thương, nhiễm trùng hay tiêu xương. Khoa học đã chứng minh hiện tượng xương hàm sẽ bị tiêu sau khi bị mất răng hàm là hoàn toàn chính xác. Sau mất răng (bao gồm cả mất chân răng) khoảng 3 tháng, xương hàm sẽ bắt đầu tiêu hõm. Quá trình này sẽ nghiêm trọng dần theo thời gian nếu răng không được bù đắp lại. Sự bù đắp này phải hoàn chỉnh bao gồm cả thân răng và chân răng thì mới ngăn ngừa được tình trạng tiêu xương và xô lệch răng là thưa các răng kế cận răng mất. Có rất nhiều cách để thay thế những răng hàm này: sử dụng hàm giả tháo lắp, làm cầu răng và trồng răng hàm. Trong đó, trồng răng hàm là kỹ thuật tái tạo răng toàn diện và hoàn chỉnh nhất bao gồm cả thân răng và chân răng một cách hoàn hảo, không nhược điểm. Phương pháp làm răng hàm giả tháo lắp không có được giá trị này do chúng chỉ lấp chỗ trống của thân răng bị mất chứ không tái tạo được chân răng.
Trồng răng hàm là phương pháp cấy ghép chân răng nhân tạo bằng titan vào trong xương và làm chụp lên trên chân răng nhân tạo đó để thay thế răng đã mất.
>>> Xem thêm: Bác sĩ nha khoa tư vấn: Làm răng giả có đau không?
Các công đoạn trồng răng hàm
Các bước cơ bản để trồng răng hàm
– Khám tổng quát: Công đoạn này, nha sĩ sẽ sàng lọc tất cả những trường hợp chống chỉ định trồng răng nhờ chụp phim răng toàn cảnh và khám răng tổng quát.
– Chụp phim cắt lớp nhằm nắm rõ thể tích xương hiện có tại vị trí cần trồng răng.
– Đánh giá sâu sau khi có phim chụp cắt lớp của bệnh nhân. Nếu đủ xương, nha sĩ và bệnh nhân sẽ định ngày để trồng răng. Nếu không đủ xương, nha sĩ sẽ định ngày và các phương thức cần thiết để làm ghép xương.
– Trồng răng: Công đoạn này sẽ được làm sau khi ghép xương 3 tháng hoặc có thể làm cùng thời điểm với ghép xương (nếu phải ghép). Tại công đoạn này, nha sĩ sẽ cần đến máng định vị phẫu thuật, được chỉnh sửa từ máng định vị chụp phim của giai đoạn trước. Nha sĩ sẽ phải lấy lại mẫu và làm lại máng trong trường hợp làm sau ghép xương 3 tháng. Đoạn cuối của quá trình phẫu thuật, các chân răng nhân tạo bằng titan sẽ được vặn kín bằng một chiếc vít khá dày, nhô lên trên mặt lợi. 2 tháng sau nha sĩ sẽ tiến hành làm chụp trên chân răng trồng. Để công đoạn làm chụp có được kết quả như mong đợi cả về thẩm mỹ lẫn chức năng, bệnh nhân sẽ phải đến phòng khám vài lần. Chụp sẽ được gắn cố định thông qua 1 trụ titan được bắt vít vào chân răng trồng. Hoặc vít thẳng vào chân răng trồng.
– Sau khi hoàn thiện các công đoạn trồng răng hàm, bệnh nhân sẽ phải tái khám thường kỳ để đảm bảo tuổi thọ cho răng.
Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào về vấn đề trồng răng hàm, bạn có thể liên hệ trực tiếp đến bệnh viện răng hàm mặt Sài Gòn để được tư vấn nhanh chóng nhất.
Ngoài ra, nếu bạn quan tâm đến những vấn đề khác liên quan đến răng hàm mặt, bạn có thể tham khảo thêm các bài viết tại blog CÔNG NGHỆ HÀN RĂNG SỨT THẨM MỸ
Post a Comment