Phục hình bị mất 1 răng hàm HOÀN HẢO nhất

Câu hỏi: Thưa bác sĩ! Em có ý định phục hình răng vì bị mất 1 răng hàm do tai nạn giao thông mấy ngày trước. Tuy nhiên, em không biết trường hợp mất 1 răng hàm phải phục hình như thế nào, mong bác sĩ giải đáp giúp em ạ! ( Mai Hương - Cầu Giấy )

Trả lời :
Chào bạn Mai Hương!
Rất cảm ơn bạn đã tin tưởng và chia sẻ băn khoăn với chúng tôi. Về thắc mắc: “Bị mất 1 răng hàm phải phục hình như thế nào?” của bạn, Bệnh viện răng hàm mặt Sài Gòn xin được giải đáp cụ thể như sau:
Với tất cả các trường hợp mất răng thì nên trồng lại răng càng sớm càng tốt, dù là răng ở vị trí nào, dù mất nhiều răng hay chỉ mất 1 răng hàm. Bởi mỗi răng ở mỗi vị trí đều có những chức năng nhất định không thể thiếu.

Phục hình như thế nào đối với trường hợp mất 1 răng hàm

mất 1 răng hàm
Bị mất 1 răng hàm thì phục hình như thế nào?
Mất răng thì nên trồng lại, với trường hợp của bạn cũng như vậy. Nhất là khi đó là chiếc răng mà theo bạn là có chức năng ăn nhai chính. Theo mô tả thì nhiều khả năng đó là răng số 6. Vì đây là chiếc răng mà lực nhai đặt vào đó nhiều nhất. Nếu bị mất răng hàm số 6 thì sức nhai đã giảm đi đáng kể, nhiều trường hợp không thể ăn nhai bên hàm này được giống như bạn.
Cho nên trồng lại răng là cần thiết. Hơn thế nên trồng lại răng bằng cách đảm bảo, phục hình được cả chân và thân răng là cấy ghép Implant. Trụ chân răng Implant có độ cứng chắc cao sẽ thay thế được cho chân răng thật, với sức chịu lực cao nhất, ăn nhai không kém so với răng hàm thật. Sau khi phục hình, sự chênh lệch trong tạo lực của răng giả với răng hàm thật sẽ không có sự khác biệt, vẫn đảm bảo nhịp nhàng và đồng đều nhau.
Trung tâm hiện đang ứng dụng độc quyền công nghệ cấy ghép răng Implant 4S hiện đại với năng lực cấy ghép mạnh mẽ, trồng răng nhanh chóng, chuẩn xác và rút ngắn tối đa thời gian phục hình. Quá trình đặt trụ chân răng phục hình bị mất 1 răng hàm sẽ diễn ra thuận lợi, nhanh chóng, chỉ mất 15 phút cho 1 trụ răng. Đáng nói là trụ răng này chỉ cần đến khoảng 3 – 4 tuần tích hợp với xương hàm thay vì mất nhiều tháng như khi phục hình bằng các kỹ thuật thông thường. Răng đã được đưa vào trong xương sẽ đảm bảo chuẩn tỷ lệ và không đào thải.

Bị mất 1 răng hàm không trồng lại răng có sao không?

Do bạn mới bị mất răng hàm nên bạn chưa cảm nhận rõ được những hệ quả mà nó gây ra. Răng hàm là răng đóng vai trò ăn nhai chính trên cung hàm, việc mất răng sẽ khiến cho việc ăn nhai trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Khi răng mất thì chức năng ăn nhai suy giảm, do đó việc nghiền nát thức ăn cũng bị ảnh hưởng dẫn đến tiêu hóa không tốt. Bên cạnh đó, phần răng mất sẽ tạo khoảng trống, khi ăn uống, thức ăn có thể lọt xuống, nếu như không vệ sinh răng miệng tốt có thể dẫn đến sâu răng.
Thông thường, sau khi mất răng khoảng 2-3 tháng mà không được trồng răng giả thì phần xương răng phía dưới sẽ bị tiêu biến dần, dẫn đến mật độ xương suy giảm. Đây là nguyên nhân khiến cho cơ mặt bị chùng và hô móm, khuôn mặt trở nên già nua hơn. Sau 2-3 năm khi mất răng thì tỉ lệ tiêu xương hàm có thể lên tới 40%
Ngoài ra, khi một răng hàm bị mất thì các răng kế bên sẽ có xu hướng đổ vào chỗ răng mất bị tiêu hõm, khiến răng thay đổi vị trí và trở nên khấp khểnh hơn, ảnh hưởng đến cả khả năng ăn nhai cũng như thẩm mỹ. Do đó, sau khi răng mất chúng tôi khuyên bạn nên trồng răng giả càng sớm càng tốt và tốt nhất nên thực hiện cấy ghép implant.
Làm cầu răng cũng có thể là giải pháp hiệu quả để trồng lại răng, tuy nhiên cầu răng chỉ giúp phục hình ở bên trên mà không thể giúp duy trì được mật độ xương hàm. Về lâu dài thì hàm răng dưới sẽ bị suy yếu đi và có nguy cơ bị tiêu xương cao.
Cấy ghép implant không chỉ phục hình cho răng mà phần trụ răng răng cấy vào trong xương hàm sẽ giúp duy trì mật độ xương hàm tốt, hạn chế hiện tượng tiêu xương một cách tối đa.
Về vấn đề " Bị mất 1 răng hàm phải làm sao " của bạn, tốt hơn hết là bạn nên trực tiếp đến bệnh viện răng hàm mặt Sài Gòn để được tư vấn kỹ nhất và các bác sĩ nha khoa sẽ đưa ra phác đồ điều trị cụ thể đối với trường hợp của bạn.
Ngoài ra, nếu bạn quan tâm đến những vấn đề khác liên quan đến răng hàm mặt, bạn có thể xem thêm các bài viết tại blog CÔNG NGHỆ HÀN RĂNG SỨT THẨM MỸ

Không có nhận xét nào