HÀNH TRÌNH CHỮA KHỎI BỆNH Á SỪNG - VIÊM DA CƠ ĐỊA

NIỀM VUI ĐÃ TRỞ LẠI VỚI GIA ĐÌNH TÔI !

Các cụ nhà ta có câu mà đến bây giờ tôi vẫn thấy thấm thía “dao sắc không gọt được chuôi”. Tôi là bác sĩ công tác tại một bệnh viện Trung ương lớn tại Hà Nội, thế nhưng vị trí đó cũng đã không giúp được vợ con tôi thoát khỏi bệnh á sừng, viêm da cơ địa mà tôi có dịp kể với quý vị sau đây.



Hành trình chữa khỏi viêm da cơ địa


Một chiều cuối thu năm 2005 vợ tôi về nhà sớm hơn thường lệ, tôi cứ nghĩ là công việc cơ quan nhàn nhã nên vợ xin vợ sớm để dọn dẹp nhà cửa, tôi đem thắc mắc ấy hỏi vợ thì vợ tôi nhăn nhó trả lời: em bị đau rát đầu ngón tay không thể gõ bàn phím máy tính được,tôi liếc nhanh xuống đôi bàn tay vợ thì thấy một vài vết nứt nhỏ ở đầu ngón tay, da bàn tay có biểu hiện thô ráp, bản năng nghề nghiệp đã cho tôi những phán đoán ban đầu đó là những triệu chứng của viêm da mà cụ thể hơn là viêm da cơ địa dạng á sừng. Tôi động viên vợ không phải lo lắng gì cứ yên tâm nhưng trong lòng tôi thì dấy nên một sự bất ổn bởi là người trong ngành tôi biết đây là một bệnh mãn tính không thể chữa khỏi hoàn toàn mà nhiều khả năng lại còn di truyền cho thế hệ sau. Tôi cẩn thận dặn vợ phải kiêng không được tiếp xúc với hóa chất tẩy rửa nhất là dung dịch cọ nhà vệ sinh và xà phòng, bất cứ khi nào tiếp xúc vơi nước phải sử dụng gang tay và khuyên vợ chưa nên bôi bất cứ một loại kem gì khi chưa biết chắc chắn đó là bệnh gì để sáng mai tôi sẽ đưa đi khám rồi mới có phương pháp điều trị thích hợp.

Sáng hôm sau có mặt tại Bệnh viện Da liễu Quốc Gia anh bạn học cùng trường Y ngày nào đã đón tôi ở cổng. Sau khi khám và làm các xét nghiệm lâm sàng bác sĩ kết luận vợ tôi đã bị viêm da cơ địa ở thể cấp tính. Tuy mới ở thể nhẹ nhất trong ba thể cấp tính, bán cấp và mãn tính nhưng bác sĩ cũng hết sức lo lắng vì bệnh này có tỉ lệ nhiễm cực kì cao tại Việt Nam (gần 20% dân số) mà việc điều trị bằng các phương pháp hiện nay mới chỉ dừng ở góc độ duy trì tình trạng bệnh, cố gắng hạn chế tối đa sự phát triển của thể bệnh. Nhìn ánh mắt lo lắng của vị bác sĩ tôi đã thấy được viễn cảnh tương lai khi vợ tôi mắc phải căn bệnh này: công việc sinh hoạt sẽ cực kì khó khăn, mọi việc tiếp xúc với nước phải hạn chế tối đa nhất là trong các mùa thu và mùa đông của miền Bắc, rồi chưa kể nó sẽ lan ra các vùng da khác gây ngứa và đau đớn nữa.

Sau khi mua thuốc theo đơn của bác sĩ về tôi đã theo dõi rất kĩ lộ trình điều trị hằng ngày bôi kem corticoid và uống kháng sinh liều cao giúp da mềm và tránh bội nhiễm. Trong công việc hàng ngày tránh hoàn toàn việc chà xát, không gãi ở đầu ngón tay mặc dù rất ngứa và xuất hiện những mụn nước nhỏ li ti, chế độ ăn uống giàu vitamin và rau xanh hoa quả nhằm giảm tối đa tác dụng phụ của kháng sinh liều cao và giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng với sự phát triển của bệnh. Nhưng cũng như tôi phán đoán việc điều trị chỉ giúp cho tình trạng bệnh phát triển chậm, mùa đông đến cơn đau rát và ngứa xuất hiện ngày càng dày đặc hơn đến nỗi vợ tôi không thể sử dụng được bàn phím máy tính, mọi công việc trong nhà đều do người giúp việc đảm nhận hết. Tôi động viên vợ sống chung với căn bệnh này vì y học hiện đã bó tay, vợ tôi cũng nhận thức được và cố gắng duy trì sinh hoạt thường ngày một cách khoa học nhất.

Rồi niềm vui đến với chúng tôi khi cháu trai đầu lòng chào đời, gia đình nhỏ giờ có thêm tiếng bi bô của trẻ nhỏ trở lên ấm áp hơn. Niềm vui cũng không được bao lâu khi điều tôi lo sợ nhất cũng đã đến, lúc cu Tít được gần hai tuổi tôi thấy trên chán con xuất hiện những mảng màu đỏ hơi mờ, linh tính nghề nghiệp mách bảo cho tôi biết rằng con trai mình đã bị di truyền căn bệnh từ Mẹ vì tôi biết 80% trẻ em bị bệnh này xuất phát từ yếu tố di truyền. Hai vợ chồng tất bật đưa con đi khám thì cũng được bác sĩ kết luận viêm da cơ địa. Không khí nặng nề bao trùm gia đình tôi, chưa bao giờ tôi thấy bất lực như lúc này, vợ tôi trong thời gian sinh em bé đã không thể sinh hoạt theo đúng liệu trình dẫn đến tình trạng bệnh lan sang vùng gập của khuỷu tay, độ dày của da cứ tăng dần lên do quá trình ngứa rồi gãi, gãi rồi ngứa lại càng gãi. Nhưng điều làm cho tôi đau lòng hơn là cậu con trai, với người lớn dù cho có đau nhưng vẫn cố chịu được nhưng với trẻ nhỏ thì làm sao các cháu biết mà chịu đựng, có những đêm tôi thức trắng vì cu Tít khóc suốt đêm vì đau rát, những vết đỏ ngày càng lan rộng ra mà không thể kiểm soát được. Thói đời dao sắc không gọt được chuôi giờ tôi mới thấy thấm thía, nhìn vợ con trong tình cảnh đó tôi như đứt từng khúc ruột nhưng oái oăm đó là sự bất lực không có lối thoát.

Tháng 8 năm 2011 tôi tham dự một buổi hội thảo do Hội da liễu đông y tổ chức, suốt buổi hội thảo tôi chăm chú lắng nghe các bác sĩ Đông Y trình bày tham luận trong đó tôi đặc biệt quan tâm tới bài phát biểu của thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Phượng - Phó chủ tịch Hội Da liễu Đông Y Việt Nam về các bệnh viêm da trong đó có bênh viêm da cơ địa mà hiện vợ và con tôi đang mắc phải. Ths Phượng đã cung cấp cho tôi một số thông tin khá hữu ích dưới góc độ đông y. Cuối buổi hội thảo tôi tiếp cận Thạc sĩ Nguyễn Thị Phượng để hỏi một số vấn đề liên quan đến căn bệnh của vợ và con tôi. Thạc sĩ cho biết với y học cổ truyền thì hiện tại điều trị bằng hai phương pháp điều trị bên ngoài và điều trị bên trong:
  • Điều trị bên ngoài: Giúp kháng viêm và tái tạo thể da bị bệnh,các thể da sẽ khô lại và hoàn nguyên về trạng thái ban đầu chưa bị bệnh. 
  • Điều trị bên trong: Tăng cường công năng khử độc của gan,và thải độc của thận, tăng cường sức đề kháng giúp phòng ngừa sự xuất hiện của thể bệnh mới. 
Ưu điểm của đông y là ít tác dụng phụ và lành tính. (sử dụng thuốc kháng sinh tây y dài ngày sẽ ảnh hưởng đến dạ dày, gan và tụy, các kem bôi ngoài da dẫn đến tình trạng nhờn thuốc càng ngày liều lượng và số lần bôi ngày càng phải tăng lên) 

Khi nghe thạc sĩ, bác sĩ Phượng nói tôi có thêm niềm tin vào việc chữa khỏi căn bệnh này. 
Về nhà tôi đưa cả vợ và con đến chỗ Bác sĩ để điều trị, quá trình điều trị được gần một tháng vừa bôi vừa uống các triệu chứng của vợ và con tôi tốt lên từng ngày, ngứa giảm hẳn và các vết nứt được tái tạo làn da mới, các mụn nước tự bong chợt và se lại cảm giác đau rát không còn nữa. Điều trị khoảng hơn hai tháng thì những dấu hiệu của bệnh của vợ và con hoàn toàn biến mất. Tôi mừng lắm, là người trong ngành và theo như bac sĩ nói đã là bệnh mãn tính thì nó liên quan đến yếu tố cơ địa nên tôi biết bệnh có thể tái phát bất cứ lúc nào nhưng trong lòng tôi vẫn vui lắm, bởi trải qua rất nhiều phương pháp chữa trị của y học hiện đại tình trạng bệnh đã không thuyên giảm lại còn tăng lên nay sử dụng phương pháp của bác sĩ bệnh đã khỏi thì kể cả sau nay có bị lại cũng đã có thuốc chữa vừa hiệu quả vừa lành tính. Sau khi điều trị dứt điểm căn bênh này tôi đã tự thưởng cho gia đình một chuyến du lịch Cát Bà, nhìn vợ con tôi tung tăng đùa vui dưới làn nước biển trong xanh tôi biết niềm vui đã trở lại với gia đình tôi. 

Là người làm khoa học nên với tôi mọi việc phải có sự kiểm nghiệm trước khi công bố nên tôi để xem thời gian khỏi bênh có được lâu không để chiêm nghiệm phương pháp của bác sĩ đồng thời sẽ chia sẻ với mọi người. Thời gian cũng đã hai năm mà căn bệnh của vợ con tôi chưa tái phát tôi tự tin chia sẻ bài học này với mọi người giúp cho nhiều gia đình có thêm niềm vui như gia đình tôi. 

Theo Y tế và Cộng đồng 


Thời gian qua, đã có rất nhiều bạn gửi thư cho Tôi hỏi về thông tin liên lạc của bác sĩ Nguyễn Thị Phượng. Để thuận tiện cho Tôi và mọi người, Tôi xin để lại số điện thoại và địa chỉ của bác sĩ ở đây: điện thoại 0977016899, đ/c: Số 29 Ngõ 165 Dương Quảng Hàm - Cầu Giấy - Hà Nội.

Không có nhận xét nào