NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH BỆNH CHÀM SỮA Ở TRẺ
Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ là đối tượng thường xuyên mắc phải bệnh chàm còn gọi là bệnh chàm sữa hay lác sữa. Bệnh gây ra những ảnh hưởng nhất định đến sinh hoạt và gián tiếp tác động xấu tới sự phát triển thể lực của trẻ. Bệnh chàm sữa ở trẻ em nếu không được chữa trị hiệu quả ngay từ sớm sẽ dễ dẫn tới bệnh mãn tính gây khó khăn cho việc điều trị và ảnh hưởng tới cuộc sống của trẻ sau này. Trước hết, phụ huynh cần xác định được nguyên nhân gây bệnh để từ đó biện pháp phòng tránh phù hợp và đừng quá lo lắng. Bạn nên cẩn thận và tìm hiểu đúng mức độ bệnh của con mình, tốt hơn hết nếu gần cơ sở y tế chuyên môn thì bạn đưa bé đến đó để theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Bài viết liên quan:
Nguyên nhân gây bệnh chàm sữa ở trẻ nhỏ
Nguyên nhân gây bệnh chàm cho đến nay vẫn chưa được xác định cụ thể, tuy nhiên 2 yếu tố được xem là tác nhân phát sinh và khiến cho bệnh tái phát là do cơ địa và dị ứng nguyên. Cụ thể như sau:
- Bệnh chàm do cơ địa: bệnh do di truyền giữa những người trong gia đình. Ở trẻ bị bệnh chàm thường có cha mẹ hoặc anh chị em trong gia đình có cơ địa dễ bị bệnh chàm hoặc các bệnh khác như hen, dị ứng,... Ngoài ra, khi bên trong cơ thể gây bùng phát bệnh chàm, có thể kèm theo mắc các bệnh khác (viêm xoang, viêm đại tràng, bệnh gan, bệnh thận,…).
- Bệnh chàm do tiếp xúc với dị nguyên: đó là các tác nhân bên ngoài gây ra bệnh chàm cũng như khiến cho bệnh tái phát như sau:
+ Do các loại thuốc: việc dùng các loại thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, gây tê,... trong điều trị bệnh có thể gây ra bệnh chàm.
+ Do môi trường có chứa mầm bệnh như vi khuẩn, vi rút, nấm,...
+ Hóa chất
+ Thực phẩm dễ gây dị ứng: các loại hải sản, sữa, trứng,... thường gây dị ứng và khiến cho bệnh tái phát....
Cách phòng tránh bệnh chàm ở trẻ nhỏ
Để tránh cho trẻ mắc phải bệnh chàm, bạn cần có biện pháp phòng tráng hiệu quả và hạn chế các nguyên nhân gây bệnh, nhất là các dị ứng nguyên. Cần tuân thủ một số lưu ý như sau:
- Khi trẻ còn bú mẹ, bạn nên ăn cá biển để tăng chất ARA, chất này giúp bé chống lại dị ứng. Bạn cũng hạn chế tối đa ăn trứng (và trứng cá), mỡ động vật, nội tạng động vật, trứng vịt lộn... để tránh gây dị ứng cho bé qua đường sữa.
- Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ cho bé cũng như dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, thông thoáng để loại bỏ mầm bệnh.
- Chú ý luôn vệ sinh sạch sẽ cho các đồ dùng đệm, chăn, gối, giường của bé. Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát.
- Tránh cho trẻ tiếp xúc với chó, mèo tốt nhất là không nên nuôi các loại vật nuôi này khi trẻ đang ở giai đoạn dễ mắc bệnh. Tránh dùng các loại xà phòng của người lớn gây kích ứng da trẻ.
- Điều chỉnh chế độ ăn cho bé, bổ sung nhiều rau quả tươi, cân bằng dinh dưỡng; bên cạnh đó nên hạn chế cho trẻ ăn các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như tôm, cua, mực, vịt xiêm, bồ câu...
Post a Comment