VIÊM DA CƠ ĐỊA Ở TRẺ EM - THUỐC NÀO CHỮA HIỆU QUẢ NHẤT
Viêm da cơ địa (hay còn gọi là chàm) là căn bệnh da thường xảy ra ở trẻ em, song thực tế người lớn cũng bị. Viêm da cơ địa được biết đến là căn benh viem da co dia dị ứng rất dễ chuyển sang mạn tính và đặc điểm của nó là viêm và nổi mụn nhỏ. Da sẽ ngứa ngáy, loét da hoặc bong tróc. Cho dù xảy ra ở người lớn hay trẻ em, thì đây cũng là căn bệnh rất khó chữa đòi hỏi bệnh nhân phải đầu tư thời gian, công sức, tiền của để điều trị . Bệnh viêm da cơ địa chiếm 17% dân sỗ và có khoảng 40-60% trẻ em mắc bênh này.
I. Đại cương về viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa (atopic dermtitis) trước đây gọi là chàm thể tạng hay chàm cơ địa là một bệnh da rất hay gặp. Bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng hay gặp nhất là trẻ em dưới 2 tuổi. Tiến triển của bệnh rất dai dẳng và có thể kéo dài tới tuổi trưởng thành. Hình ảnh lâm sàng của viêm da cơ địa thay đổi theo từng giai đoạn bệnh, từng thời kỳ, lứa tuổi. Thương tổn cơ bản viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ là các đám mụn nước ở trán, má đối xứng. Ở trẻ lớn và người lớn là các sẩn, mảng da dày, Lichen hóa, rất ngứa.
Điều đặc biệt là bệnh thường liên quan tới yếu tố cơ địa, tiền sử bị các bệnh dị ứng như hen phế quản, mày đay, viêm da tiếp xúc…Vì vậy việc điều trị vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
II. Căn nguyên và sinh bệnh học.
Cho tới nay người ta vẫn chưa biết một cách rõ ràng về căn nguyên và cơ chế bệnh của viêm da cơ địa. Tuy nhiên, qua nhiều nghiên cứu gần đây, đa số các tác giả cho rằng, sự kết hợp của một cơ địa dị ứng với những tác nhân kích thích từ bên trong hay bên ngoài cơ thể là nguyên nhân chính gây ra bệnh. Chính sự kết hợp đó đã gây ra nhiều biến đổi gây hiện tưởng viêm da. Dưới đây là các yếu tố liên quan đến căn nguyên và sinh bệnh học của viêm da cơ địa.
2.1 Cơ địa dễ dị ứng (atopy).
Yếu tố di truyền:
Viêm da cơ địa có yếu tố gia đình rõ rệt. Theo thống kê của nhiều tác giả, nếu cả bố và mẹ đều bị viêm da cơ địa thì có đến 80% con cái của họ bị mắc bệnh này. Trong khi đó nếu chỉ có một trong hai người bị (hoặc bố hoặc mẹ) thì chỉ có 50% con cái của họ bị bệnh này mà thôi.
Gần đây, nhiều tác giả đã xác định được nhiều “gen” nằm trên các nhiễm sắc thể (NST) 11q13, NST 5q31 – 33, NST 16q11.2 – 11.1….
Các yếu tố khác trong cơ địa dễ bị dị ứng cùng đã được xác định có liên quan như : da khô, suy giảm miễn dịch (miễn dịch qua trung gian tế bào).
2.2. Các tác nhân kích thích
2.2.1. Tác nhân nội sinh
Yếu tố thần kinh, đặc biệt là các sang chấn tâm lý và các neuropeptid.
Thay đổi nội tiết.
Rối loạn chuyển hóa.
2.2.2. Tác nhân ngoại sinh
Dị nguyên: bụi, phấn hoa, thức ăn, vi khuẩn, virut, nấm….
Môi trường, khí hậu
2.2.3. Vai trò của IgE.
Hầu hết các bệnh nhân viêm da cơ địa đều có nồng độ IgE trong máu cao. Sự tổng hợp quá mức IgE trong viêm da cơ địa có liên quan đến “gen” cơ địa và rối loạn miễn dịch. Các IgE gắn vào thụ thể ở bề mặt của các tế bào mast. Khi có kháng nguyên xâm nhập, chúng kết hợp với IgE, hoạt hóa tế bào mastocyte làm giải phóng histamin và các chất hóa học trung gian khác gây ngứa và phản ứng viêm da tại chỗ.
2.2.4. Thay đổi miễn dịch
Thay đổi miễn dịch tại chổ: da kém bền vững do hàng rào vật lý, hóa học và hàng rào tế bào bị thương tổn, suy giảm.
Thay đổi miễn dịch trong máu.
+ Tăng bạch cầu đa nhân ái toan.
+ Tăng IgE.
Tất cả các yếu tố trên riêng lẻ hoặc phối hợp đều liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến căn nguyên và cơ chế bệnh sinh của viêm da cơ địa.
III. Triệu chứng của viêm da cơ địa
3.1. Viêm da cơ địa ở trẻ em < 2 tuổi (giai đoạn ấu thơ).
Thường gặp ở trẻ 2 -3 tháng tuổi. – Thương tổn cơ bản là các mụn nước tập trung thành từng đám. Các mụn nước tiến triển qua các giai đoạn: + Giai đoạn tấy đỏ: da đỏ, ngứa và có các mụn nhỏ li ti như hạt kê. + Giai đoạn mụn nước: trên nền da da đỏ xuất hiện nhiều mụn nước bằng đầu đinh ghim, tập trung thành từng đám dày đặc. + Giai đoạn chảy nước/xuất tiết: Các mụn nước vỡ ra, chảy nước (còn gọi là “giếng chàm). Thương tổn tấy đỏ, phù nề rất dễ bội nhiễm. + Giai đoạn đóng vảy da: các dịch khô dần, đóng vảy tiết màu vàng nhạt. Nếu có bội nhiễm vảy dày màu nâu. + Giai đoạn bong vảy da: vảy tiết bong để lại lớp da mỏng, dần dần bị nứt và bong ra thành các vảy da mỏng trắng. Da trở lại bình thường. – Trị trí: hay gặp ở má, trán, cằm. Tuy nhiên có thể lan ra tay, chân, lưng, bụng…có tính chất đối xứng. – Triệu chứng cơ năng :ngứa Viêm da cơ địa ở trẻ em
3.2. Viêm da cơ địa ở trẻ em từ 2-12 tuổi.
Hay gặp nhất là lức tuổi từ 2-5. – Thương tổn cơ bản là các sẩn nổi cao hơn mặt da, tập trung thành mảng hoặc rải rác. Da dày, lichen hóa. Có thể gặp ở các mụn nước tập trung thành đám. – Vị trí thương tổn: mặt duỗi hay nếp gấp như khuỷu tay, khoeo chân, cổ tay, mi mắt, thương tổn ở hai bên hoặc đối xứng. – Triệu chứng cơ năng: rất ngứa.
3.3. Viêm da cơ địa ở thanh thiếu niên và người lớn.
– Bệnh tiến triển từ giai đoạn trẻ em chuyển sang, một số khởi phát ở tuổi dậy thì, một số phát ở tuổi lớn hơn. – Thương tổn cơ bản: sản nổi cao hơn mặt da, rải rác hoặc tập trung thành đám. Có thể có một số mụn nước kèm theo nhiều vết xước do gãi. – Vị trí khu trú của thường tổn hay gặp ở các nếp gấp như khoeo chân, khuỷu tay, cổ tay, vùng hậu môn sinh dục, mún vú…. – Triệu chứng cơ năng: rất ngứa.
3.4. Những triệu chứng không điển hình
Ngoài những triệu chứng điển hình ở giai đoạn như đã mô tả, viêm da cơ địa có thể có các triệu chứng không điển hình. Các triệu chứng này có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào, gia đoạn nào của bệnh. – Da khô (xerosis). – Dáu hiệu vẽ nổi ( dermographism). – Viêm da lòng bàn tay, bàn chân.
IV. Tiến triển và biến chứng
4.1. Tiến triển
Bệnh tiến triển dai dẳng, thành từng đợt cấp tính, mạn tính và có liên quan tới nhiều yếu tố như thức ăn, nhiễm trùng đường hô hấp, nhiễm trùng tại chổ, khí hậu, rối loạn tiêu hóa… Thông thường bệnh tiến triển qua các giai đoạn: – Gia đoạn cấp tính: hay gặp ở viêm da cơ địa ở trẻ < 2 tuổi. Thương tổn chảy nước nhiều, phù nề, da đỏ, ngứa nhiều. – Gia đoạn bán cấp : thương tổn giảm phù nề, giảm xuất tiết, khô hơn. – Gia đoạn mạn tính: hay gặp ở trên > 10 tuổi, khoảng 50% số trẻ không khỏi bệnh và chuyển sang giai đoạn này. Thương tổn là các sẩn, các mảng da dày Lichen hóa, màu thâm, rất ngứa. Thương tổn khu trú nhưng da dẳng, khó điều trị và có thể tồn tại đến già.
4.2. Biến chứng:
các biến chứng hay gặp.
– Bội nhiễm.
– Chàm chốc hóa.
– Trong một số trường hợp bội nhiễm hoặc chốc hóa không được điều trị kịp thời, có thể gây viêm cầu thận cấp.
V. Mô bệnh học.
– Thượng bì:
+ Xốp bào.
+ Thoát dịch: từ trung bì, huyết thanh thoát ra xen kẽ vào khoảng gian bào.
– Thoát bào: xâm nhập khoảng gian bào của thưởng bì các bạch cầu đa nhân lympho, tổ chức bào.
Trung bì: các nhú bì xung huyết, mao quản giãn to, phù nề, xung quanh có nhiều bạch cầu.
VI. Chẩn đoán bệnh viêm da cơ địa.
6.1. Chẩn đoán xác định
Viêm da cơ địa là một bệnh da mạn tính, tiến triển dai dẳng, có đợt rầm rộ cấp tính, có giai đoạn lắng xuống, âm thầm. Vì vậy, chẩn đoán phải dựa vào nhiều triệu chứng, yếu tố liên quan và tùy từng gia đoạn. Hiện nay, có rất nhiều bộ tiêu chuận để chẩn đoán.
6.1.1 Bộ tiêu chuẩn chẩn đoán của các Nhà da liễu Anh (1994).
Chẩn đoán một người bị viêm da cơ địa khi có:
Ngứa kèm theo có ít nhất 3 trong 5 dặc điểm dưới đây:
+ Tiền sử có chàm ở nếp gấp (hoặc ở má ở trẻ em < 10 tuổi).
+ Tiền sử cá nhân bị các bệnh atopy hô hấp.
+ Tiền sử khô da lan tỏa.
+ Hiện tại có chàm nếp gấp (hoặc má, trán ở trẻ em < 4 tuổi).
+ Phát bệnh trước 2 tuổi.
Đây là bộ tiêu chuẩn đơn giản nhưng đầy đủ nên áp dụng, đặc biệt ở tuyến cộng đồng.
6.1.2 Bộ tiêu chuẩn chẩn đoán của Mỹ (Hội bác sĩ gia đình – 1999).
* Tiêu chuẩn chính (4 tiêu chuẩn).
– Ngứa.
– Viêm da mạn tính tái phát.
– Hình thái và vị trí điển hình:
+ Trẻ em: mụn nước tập trung thành đám ở mặt, mặt duỗi các chi.
+ Người lớn: Lichen hóa ở nếp gấp.
– Tiền sử gia đình hay bản thân bị các bệnh atopy như hen phế quản, viêm da cơ địa, mày đay…
* Tiêu chuẩn phụ (15 tiêu chuẩn).
– Khô da.
– Dày da lòng bàn tay, bàn chân.
– Viêm kết mạc mắt.
– Mặt tái.
– Vảy phấn trắng.
– Vảy cá.
– Viêm da lòng bàn tay, bàn chân không đặc hiệu.
– Chàm núm vú.
– Phản ứng quá mẫn type 1 dương tính.
– IgE huyết thanh cao.
– Dễ bị dị ứng thức ăn.
– Đỏ da.
– Bệnh xuất hiện từ bé.
– Chứng vẽ nổi của da.
– Dày sừng nang lông.
Một người được chẩn đoán là bị benh viem da co dia khi có ít nhất 3 tiêu chuẩn chính và ba tiêu chuẩn phụ.
Bộ tiêu chuẩn này rất chi tiết với rất nhiều tiêu chuẩn phụ. Vì vậy thường áp dụng trong nghiên cứu khoa học.
6.2. Chẩn đoán phân biệt.
Cần chẩn đoán phân biệt viêm da cơ địa với một số bệnh sau:
– Chàm vi trùng.
Thường tổn cơ bản là các mụn nước tập trung thành đám, ranh giới rõ, vị trí bất kỳ ở đâu va thường liên quan với ổ nhiễm trùng.
– Viêm da dầu.
Da đỏ, có vảy, ngứa, hay gặp ở vùng da mỡ: rãnh mũi má, hai kẽ sau tai, trán, hai cung mày, cằm, phía trên ngực, vùng giữa hai bã vai.
Viêm da tiếp xúc.
Thương tổn là các mụn nước, bọng nước trên nền da đỏ, có thể loét tùy theo mức độ phản ứng. Vị trí thương tổn là vùng hở, vùng tiếp xúc với dị nguyên.
– Ghẻ.
Thương tổn cơ bản là mụn nước rải rác khắp người nhưng thường khu trú ở một số vịt rí đặc biệt như kẽ tay, nếp cổ tay, mông, hai đùi, hai nếp gấp vú, khuỷu tay. Ở các đường chỉ lòng bàn tay có thể có luồng ghẻ.
Ngứa về đêm.
– Rôm sảy.
Hay gặp vào màu hè, các mụn rôm rải rác, toàn thân.
VII. Điều trị bệnh viêm da cơ địa theo tây y.
7.1. Nguyên tắc điều trị.
Phối hợp điều trị tại chổ và toàn thân.
Chú ý điều trị các bệnh cơ địa nếu có.
Điều trị đúng theo từng giai đoạn.
Chế độ ăn uống hợp lý.
7.2. Điều trị tại chổ.
– Giai đoạn cấp tính:
+ Dung dịch Jarish: đắp liên tục vào thương tổn. Nếu không có Jarish có thể dùng nước muối đẳng trương.
– Giai đoạn bán cấp: dùng các loại hồ.
+ Hồ nước.
+ Hồ Brocq.
– Giai đoạn mạn tính: dùng các loại mỡ.
+ Mỡ ichtyol goudron, salicyle, kem có corticoid như eumovate, fucicort, mỡ tacrolimus 0,03% hay 0,1% và pimecrolimus.
+ Các thuốc làm mềm da, ẩm da.
7.3. Toàn thân.
Kháng histamin tổng hợp.
Vitamin C.
Nếu có bội nhiễm: dùng kháng sinh.
7.4. Các phương pháp khác.
Trong trường hợp thương tổn Lichen hóa, tái đi tái lại nhiều lần có thể chiếu tia cực tím như UVA, UVB hoặc LASER he – ne.
Các thuốc ức chế miễn dich: cần thận trọng khi dùng corticoid, tacrolimus, azathioprin,
Giáo dục y tế: tư vấn cho bệnh nhân biết sử dụng các thuốc hợp lý, tránh các yếu tố kích thích, stress để tránh tái phát bệnh
Để đề phòng bệnh tái phát cần dùng các loại xà phòng thích hợp, các sản phẩm để giữ độ ẩm cho da, tránh các kích thích da
I. Đại cương về viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa (atopic dermtitis) trước đây gọi là chàm thể tạng hay chàm cơ địa là một bệnh da rất hay gặp. Bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng hay gặp nhất là trẻ em dưới 2 tuổi. Tiến triển của bệnh rất dai dẳng và có thể kéo dài tới tuổi trưởng thành. Hình ảnh lâm sàng của viêm da cơ địa thay đổi theo từng giai đoạn bệnh, từng thời kỳ, lứa tuổi. Thương tổn cơ bản viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ là các đám mụn nước ở trán, má đối xứng. Ở trẻ lớn và người lớn là các sẩn, mảng da dày, Lichen hóa, rất ngứa.
Điều đặc biệt là bệnh thường liên quan tới yếu tố cơ địa, tiền sử bị các bệnh dị ứng như hen phế quản, mày đay, viêm da tiếp xúc…Vì vậy việc điều trị vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
II. Căn nguyên và sinh bệnh học.
Cho tới nay người ta vẫn chưa biết một cách rõ ràng về căn nguyên và cơ chế bệnh của viêm da cơ địa. Tuy nhiên, qua nhiều nghiên cứu gần đây, đa số các tác giả cho rằng, sự kết hợp của một cơ địa dị ứng với những tác nhân kích thích từ bên trong hay bên ngoài cơ thể là nguyên nhân chính gây ra bệnh. Chính sự kết hợp đó đã gây ra nhiều biến đổi gây hiện tưởng viêm da. Dưới đây là các yếu tố liên quan đến căn nguyên và sinh bệnh học của viêm da cơ địa.
2.1 Cơ địa dễ dị ứng (atopy).
Yếu tố di truyền:
Viêm da cơ địa có yếu tố gia đình rõ rệt. Theo thống kê của nhiều tác giả, nếu cả bố và mẹ đều bị viêm da cơ địa thì có đến 80% con cái của họ bị mắc bệnh này. Trong khi đó nếu chỉ có một trong hai người bị (hoặc bố hoặc mẹ) thì chỉ có 50% con cái của họ bị bệnh này mà thôi.
Gần đây, nhiều tác giả đã xác định được nhiều “gen” nằm trên các nhiễm sắc thể (NST) 11q13, NST 5q31 – 33, NST 16q11.2 – 11.1….
Các yếu tố khác trong cơ địa dễ bị dị ứng cùng đã được xác định có liên quan như : da khô, suy giảm miễn dịch (miễn dịch qua trung gian tế bào).
2.2. Các tác nhân kích thích
2.2.1. Tác nhân nội sinh
Yếu tố thần kinh, đặc biệt là các sang chấn tâm lý và các neuropeptid.
Thay đổi nội tiết.
Rối loạn chuyển hóa.
2.2.2. Tác nhân ngoại sinh
Dị nguyên: bụi, phấn hoa, thức ăn, vi khuẩn, virut, nấm….
Môi trường, khí hậu
2.2.3. Vai trò của IgE.
Hầu hết các bệnh nhân viêm da cơ địa đều có nồng độ IgE trong máu cao. Sự tổng hợp quá mức IgE trong viêm da cơ địa có liên quan đến “gen” cơ địa và rối loạn miễn dịch. Các IgE gắn vào thụ thể ở bề mặt của các tế bào mast. Khi có kháng nguyên xâm nhập, chúng kết hợp với IgE, hoạt hóa tế bào mastocyte làm giải phóng histamin và các chất hóa học trung gian khác gây ngứa và phản ứng viêm da tại chỗ.
2.2.4. Thay đổi miễn dịch
Thay đổi miễn dịch tại chổ: da kém bền vững do hàng rào vật lý, hóa học và hàng rào tế bào bị thương tổn, suy giảm.
Thay đổi miễn dịch trong máu.
+ Tăng bạch cầu đa nhân ái toan.
+ Tăng IgE.
Tất cả các yếu tố trên riêng lẻ hoặc phối hợp đều liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến căn nguyên và cơ chế bệnh sinh của viêm da cơ địa.
III. Triệu chứng của viêm da cơ địa
3.1. Viêm da cơ địa ở trẻ em < 2 tuổi (giai đoạn ấu thơ).
Thường gặp ở trẻ 2 -3 tháng tuổi. – Thương tổn cơ bản là các mụn nước tập trung thành từng đám. Các mụn nước tiến triển qua các giai đoạn: + Giai đoạn tấy đỏ: da đỏ, ngứa và có các mụn nhỏ li ti như hạt kê. + Giai đoạn mụn nước: trên nền da da đỏ xuất hiện nhiều mụn nước bằng đầu đinh ghim, tập trung thành từng đám dày đặc. + Giai đoạn chảy nước/xuất tiết: Các mụn nước vỡ ra, chảy nước (còn gọi là “giếng chàm). Thương tổn tấy đỏ, phù nề rất dễ bội nhiễm. + Giai đoạn đóng vảy da: các dịch khô dần, đóng vảy tiết màu vàng nhạt. Nếu có bội nhiễm vảy dày màu nâu. + Giai đoạn bong vảy da: vảy tiết bong để lại lớp da mỏng, dần dần bị nứt và bong ra thành các vảy da mỏng trắng. Da trở lại bình thường. – Trị trí: hay gặp ở má, trán, cằm. Tuy nhiên có thể lan ra tay, chân, lưng, bụng…có tính chất đối xứng. – Triệu chứng cơ năng :ngứa Viêm da cơ địa ở trẻ em
3.2. Viêm da cơ địa ở trẻ em từ 2-12 tuổi.
Hay gặp nhất là lức tuổi từ 2-5. – Thương tổn cơ bản là các sẩn nổi cao hơn mặt da, tập trung thành mảng hoặc rải rác. Da dày, lichen hóa. Có thể gặp ở các mụn nước tập trung thành đám. – Vị trí thương tổn: mặt duỗi hay nếp gấp như khuỷu tay, khoeo chân, cổ tay, mi mắt, thương tổn ở hai bên hoặc đối xứng. – Triệu chứng cơ năng: rất ngứa.
3.3. Viêm da cơ địa ở thanh thiếu niên và người lớn.
– Bệnh tiến triển từ giai đoạn trẻ em chuyển sang, một số khởi phát ở tuổi dậy thì, một số phát ở tuổi lớn hơn. – Thương tổn cơ bản: sản nổi cao hơn mặt da, rải rác hoặc tập trung thành đám. Có thể có một số mụn nước kèm theo nhiều vết xước do gãi. – Vị trí khu trú của thường tổn hay gặp ở các nếp gấp như khoeo chân, khuỷu tay, cổ tay, vùng hậu môn sinh dục, mún vú…. – Triệu chứng cơ năng: rất ngứa.
3.4. Những triệu chứng không điển hình
Ngoài những triệu chứng điển hình ở giai đoạn như đã mô tả, viêm da cơ địa có thể có các triệu chứng không điển hình. Các triệu chứng này có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào, gia đoạn nào của bệnh. – Da khô (xerosis). – Dáu hiệu vẽ nổi ( dermographism). – Viêm da lòng bàn tay, bàn chân.
IV. Tiến triển và biến chứng
4.1. Tiến triển
Bệnh tiến triển dai dẳng, thành từng đợt cấp tính, mạn tính và có liên quan tới nhiều yếu tố như thức ăn, nhiễm trùng đường hô hấp, nhiễm trùng tại chổ, khí hậu, rối loạn tiêu hóa… Thông thường bệnh tiến triển qua các giai đoạn: – Gia đoạn cấp tính: hay gặp ở viêm da cơ địa ở trẻ < 2 tuổi. Thương tổn chảy nước nhiều, phù nề, da đỏ, ngứa nhiều. – Gia đoạn bán cấp : thương tổn giảm phù nề, giảm xuất tiết, khô hơn. – Gia đoạn mạn tính: hay gặp ở trên > 10 tuổi, khoảng 50% số trẻ không khỏi bệnh và chuyển sang giai đoạn này. Thương tổn là các sẩn, các mảng da dày Lichen hóa, màu thâm, rất ngứa. Thương tổn khu trú nhưng da dẳng, khó điều trị và có thể tồn tại đến già.
4.2. Biến chứng:
các biến chứng hay gặp.
– Bội nhiễm.
– Chàm chốc hóa.
– Trong một số trường hợp bội nhiễm hoặc chốc hóa không được điều trị kịp thời, có thể gây viêm cầu thận cấp.
V. Mô bệnh học.
– Thượng bì:
+ Xốp bào.
+ Thoát dịch: từ trung bì, huyết thanh thoát ra xen kẽ vào khoảng gian bào.
– Thoát bào: xâm nhập khoảng gian bào của thưởng bì các bạch cầu đa nhân lympho, tổ chức bào.
Trung bì: các nhú bì xung huyết, mao quản giãn to, phù nề, xung quanh có nhiều bạch cầu.
VI. Chẩn đoán bệnh viêm da cơ địa.
6.1. Chẩn đoán xác định
Viêm da cơ địa là một bệnh da mạn tính, tiến triển dai dẳng, có đợt rầm rộ cấp tính, có giai đoạn lắng xuống, âm thầm. Vì vậy, chẩn đoán phải dựa vào nhiều triệu chứng, yếu tố liên quan và tùy từng gia đoạn. Hiện nay, có rất nhiều bộ tiêu chuận để chẩn đoán.
6.1.1 Bộ tiêu chuẩn chẩn đoán của các Nhà da liễu Anh (1994).
Chẩn đoán một người bị viêm da cơ địa khi có:
Ngứa kèm theo có ít nhất 3 trong 5 dặc điểm dưới đây:
+ Tiền sử có chàm ở nếp gấp (hoặc ở má ở trẻ em < 10 tuổi).
+ Tiền sử cá nhân bị các bệnh atopy hô hấp.
+ Tiền sử khô da lan tỏa.
+ Hiện tại có chàm nếp gấp (hoặc má, trán ở trẻ em < 4 tuổi).
+ Phát bệnh trước 2 tuổi.
Đây là bộ tiêu chuẩn đơn giản nhưng đầy đủ nên áp dụng, đặc biệt ở tuyến cộng đồng.
6.1.2 Bộ tiêu chuẩn chẩn đoán của Mỹ (Hội bác sĩ gia đình – 1999).
* Tiêu chuẩn chính (4 tiêu chuẩn).
– Ngứa.
– Viêm da mạn tính tái phát.
– Hình thái và vị trí điển hình:
+ Trẻ em: mụn nước tập trung thành đám ở mặt, mặt duỗi các chi.
+ Người lớn: Lichen hóa ở nếp gấp.
– Tiền sử gia đình hay bản thân bị các bệnh atopy như hen phế quản, viêm da cơ địa, mày đay…
* Tiêu chuẩn phụ (15 tiêu chuẩn).
– Khô da.
– Dày da lòng bàn tay, bàn chân.
– Viêm kết mạc mắt.
– Mặt tái.
– Vảy phấn trắng.
– Vảy cá.
– Viêm da lòng bàn tay, bàn chân không đặc hiệu.
– Chàm núm vú.
– Phản ứng quá mẫn type 1 dương tính.
– IgE huyết thanh cao.
– Dễ bị dị ứng thức ăn.
– Đỏ da.
– Bệnh xuất hiện từ bé.
– Chứng vẽ nổi của da.
– Dày sừng nang lông.
Một người được chẩn đoán là bị benh viem da co dia khi có ít nhất 3 tiêu chuẩn chính và ba tiêu chuẩn phụ.
Bộ tiêu chuẩn này rất chi tiết với rất nhiều tiêu chuẩn phụ. Vì vậy thường áp dụng trong nghiên cứu khoa học.
6.2. Chẩn đoán phân biệt.
Cần chẩn đoán phân biệt viêm da cơ địa với một số bệnh sau:
– Chàm vi trùng.
Thường tổn cơ bản là các mụn nước tập trung thành đám, ranh giới rõ, vị trí bất kỳ ở đâu va thường liên quan với ổ nhiễm trùng.
– Viêm da dầu.
Da đỏ, có vảy, ngứa, hay gặp ở vùng da mỡ: rãnh mũi má, hai kẽ sau tai, trán, hai cung mày, cằm, phía trên ngực, vùng giữa hai bã vai.
Viêm da tiếp xúc.
Thương tổn là các mụn nước, bọng nước trên nền da đỏ, có thể loét tùy theo mức độ phản ứng. Vị trí thương tổn là vùng hở, vùng tiếp xúc với dị nguyên.
– Ghẻ.
Thương tổn cơ bản là mụn nước rải rác khắp người nhưng thường khu trú ở một số vịt rí đặc biệt như kẽ tay, nếp cổ tay, mông, hai đùi, hai nếp gấp vú, khuỷu tay. Ở các đường chỉ lòng bàn tay có thể có luồng ghẻ.
Ngứa về đêm.
– Rôm sảy.
Hay gặp vào màu hè, các mụn rôm rải rác, toàn thân.
VII. Điều trị bệnh viêm da cơ địa theo tây y.
7.1. Nguyên tắc điều trị.
Phối hợp điều trị tại chổ và toàn thân.
Chú ý điều trị các bệnh cơ địa nếu có.
Điều trị đúng theo từng giai đoạn.
Chế độ ăn uống hợp lý.
7.2. Điều trị tại chổ.
– Giai đoạn cấp tính:
+ Dung dịch Jarish: đắp liên tục vào thương tổn. Nếu không có Jarish có thể dùng nước muối đẳng trương.
– Giai đoạn bán cấp: dùng các loại hồ.
+ Hồ nước.
+ Hồ Brocq.
– Giai đoạn mạn tính: dùng các loại mỡ.
+ Mỡ ichtyol goudron, salicyle, kem có corticoid như eumovate, fucicort, mỡ tacrolimus 0,03% hay 0,1% và pimecrolimus.
+ Các thuốc làm mềm da, ẩm da.
7.3. Toàn thân.
Kháng histamin tổng hợp.
Vitamin C.
Nếu có bội nhiễm: dùng kháng sinh.
7.4. Các phương pháp khác.
Trong trường hợp thương tổn Lichen hóa, tái đi tái lại nhiều lần có thể chiếu tia cực tím như UVA, UVB hoặc LASER he – ne.
Các thuốc ức chế miễn dich: cần thận trọng khi dùng corticoid, tacrolimus, azathioprin,
Giáo dục y tế: tư vấn cho bệnh nhân biết sử dụng các thuốc hợp lý, tránh các yếu tố kích thích, stress để tránh tái phát bệnh
Để đề phòng bệnh tái phát cần dùng các loại xà phòng thích hợp, các sản phẩm để giữ độ ẩm cho da, tránh các kích thích da
Post a Comment