Cách xử trí tại nạn bỏng ở trẻ em
80% tai nạn bỏng trẻ em được xử lý ban đầu sai cách
Ngành y tế thế giới cảnh báo: ''Bỏng là thảm hoạ nặng nề nhất, chỉ đứng sau cái chết mà nạn nhân phải gánh chịu''.
Bác sĩ Bạch Văn Cam, Trưởng khối Hồi sức - cấp cứu, Bệnh viện Nhi Đồng I, TP.HCM cho biết, bỏng gây nhiều tốn kém, để lại di chứng nặng nề, việc sơ cứu ban đầu rất quan trọng nhưng có tới 80% người lớn làm sai như: đắp bùn non, bôi nước mắm, bôi giấm, kem đánh răng...
Cảnh giác với bỏng ở trẻ em
Báo cáo của bác sĩ Hoàng Văn Thành, Khoa Bỏng, Bệnh viện Nhi Đồng I cho thấy: số trẻ bị bỏng tăng dần, mội ngày Bệnh viện tiếp nhận trung bình 5 ca, có tới 1/3 trẻ bị bỏng nặng (độ 2, 3), 20% trẻ bị tan nạn nhập viện Nhi Đồng I bị tai nạn vì bỏng, phần lớn là bé trai dưới 5 tuổi. Hơn 75% trẻ bị bỏng ở nhà, thường ở khu bếp từ 8-10h sáng và chập choạng tối do người lớn bất cẩn, vô ý để tác nhân gây bỏng như nước sôi, dầu ăn, cháo nóng, bàn là, hóa chất, pô xe... trong tầm với của trẻ.
Bác sĩ Nguyễn Bảo Tường, Trưởng khoa Bỏng - chỉnh hình, Bệnh viện Nhi Đồng I lưu ý, chỉ cần tác nhân gây nóng trên 600C là có thể gây bỏng. Nếu người bị bỏng, nhất là trẻ em nếu được cứu sống cũng để lại di chứng nặng nề, điều trị lâu dài, tác hại để lại cho trẻ em và gia đình rất lớn. Hiện nay có một số thuốc bôi dạng tuýp được quảng cáo làm mất sẹo nhưng thực chất chỉ có tác dụng phần nào, không thể làm mất sẹo, kể cả loại đắt tiền.
Khoa Bỏng – Chỉnh trực, BV Nhi đồng 2 đã cấp cứu một trường hợp bỏng nước sôi ở trẻ nhỏ. Đó là bé Lê Văn D. 16 tháng ở Bình Dương, nhập viện ngày 22-11-2010. Theo mẹ của bé D. thì tranh thủ lúc bé đang chơi, chị đã đi nấu cơm. Trong lúc chị bắc nồi canh vừa chín đặt xuống đất thì bé D. chạy bổ lại khiến chị trở tay không kịp và bé đã té bật ngửa vào nồi canh, úp nguyên phần mông vào nồi. Hậu quả là bé bị bỏng toàn thân gồm bỏng lưng, ngực, 2 mông và bộ phận sinh dục, mức độ 2, tỷ lệ bỏng chiếm diện tích 12%.
Thương tâm nhất là trường hợp của bé Lê Văn V. (5 tuổi) quê ở Mỏ Cày, Bến Tre, nhập viện Khoa Bỏng – Chỉnh trực BV Nhi đồng 2 ngày 8-11-2010. Trước đó, ba của bé trong khi nấu cơm, thấy bếp dầu gần tắt lửa, ông cầm chai dầu hôi châm thêm vào bếp và nhờ bé V. cầm cái phễu rót dầu. Dầu tràn làm lửa phựt cháy và bé đã bị bỏng nặng.
Bác sĩ Nguyễn Thị Minh Tâm- Phó khoa Bỏng - Chỉnh trực, BV Nhi đồng 2 cho biết: “Bé V. bị bỏng vùng mặt, cổ, ngực kéo dài xuống 2 chân, nặng nhất là vùng cổ. Bỏng nặng đã khiến bé trở nên dị dạng”.
Bỏng độ I: tổn thương thượng bì với tình trạng xung huyết, có thể có phù nề nhưng không có vòm phỏng hoặc bóc vảy. Nguyên nhân chủ yếu ở Thái Lan là nước sôi, không bị nguy cơ nhiễm trùng và sẹo. Xử lý kỳ đầu bằng cách rửa dưới nước lạnh, giảm đau đường uống là đủ sau đó có thể dùng cream làm dịu vết bỏng là đủ.
Bỏng độ II: tổn thương thượng bì và trung bì thường do nước sôi hoặc tia lửa. Có thể tự lion sau 1 – 4 tuần. Vết bỏng thường có vòm phỏng chứa dịch thể sạch nền có màu hồng. Bỏng độ này rất đau do vậy sau khi rửa bằng nước muối sinh lý cần dùng thuốc giảm đau sau đó sử dụng băng sinh học để dự phòng chuyển độ thành bỏng sâu.
Bỏng độ III hay bỏng sâu toàn lớp da:tổn thương thượng bì, trung bì và có thể tới các lớp sâu dưới da như cơ..không tự liền được trừ khi bỏng diện hẹp < 1 inch. Thường là bỏng do lửa, mỡ hoặc nhúng ngâm vào nước sôi. Vùng bỏng sâu hơn và được phủ bởi một lớp xuất huyết trên bề mặt dịch tiết. Xử trí bao gồm giảm đau, thuốc kháng khuẩn tại chỗ, hồi sức dịch thể, có thể phải truyền máu và ghép da (thường sau 4 tuần).
Bỏng độ IV: là loại bỏng sâu tới cơ và hoại tử các bộ phận khác, xử trí như bỏng sâu độ III.
Bỏng trẻ em có những đặc điểm riêng:
Trẻ dưới 2 tuổi có diện tích bỏng khác của từng phần khác với trẻ lớn hơn. Da mỏng hơn và các đặc điểm sinh lý khác là lý do làm cho tỷ lệ tử vong và bệnh lý cao hơn. Cần chú ý chăm sóc bỏng vùng mặt, cổ, tầng sinh môn, và chi thể. Trẻ dị tật thần kinh thường sự phối hợp kém đặc biệt trong trường hợp bronchospasm.
Cách xử trí chung cho bỏng ở trẻ em
Tại nơi tai nạn: Làm lạnh vùng bỏng bằng nước lạnh vô trùng trong vòng 20 -30 giây sẽ có tác dụng làm giảm đau, giảm chảy máu và có thể giảm độ sâu tổn thương do việc hạn chế tác dụng của nhiệt. Chúng tôi không khuyến cáo dùng đá lạnh vì có thể gây hạ thân nhiệt và tổn thương do đông cứng. trẻ nhỏ nên được phủ bằng một tấm vải sạch hoặc chăn ấm.
Tại phòng cấp cứu/ đơn vị bỏng: nên theo hướng dẫn phân loại bỏng của Hội bỏng hoa kỳ đối với bỏng mức độ nặng.
- Bỏng trung bì > 10% diện tích cơ thể.
- Bỏng vùng mặt, bàn tay, bàn chân, sinh dục, tầng sinh môn, hoặc khớp lớn.
- Bỏng sâu toàn bộ lớp da ở bất kỳ tuổi nào.
- Bỏng do điện bao gồm cat tia lửa điện.
- Bỏng hóa chất.
- Bỏng hô hấp.
Bỏng ở bệnh nhân có các bệnh mạn tính từ trước có thể gây khó khăn cho điều trị, biến chứng hoặc tử vong.
Bệnh nhân bỏng có các chấn thương kết hợp mà trong đó bỏng là nguy cơ lớn nhất.
Bỏng ở bệnh nhân đòi hỏi phải có các tư vấn mang tính chất xã hội, tâm lý hoặc phải phục hồi chức năng lâu.
Tái đánh giá diện bỏng, vị trí, độ sâu và các dấu hiệu sinh tồn là vô cùng quan trọng
Bỏng độ I: nên được rửa lại bằng các dung dịch vô trùng hoặc nước muối sinh lý, băng lại và điều trị ngoại trú, tái khám sau 2- 3 ngày.
Bỏng độ II: cần rửa lại bằng dung dịch vô trùng hoặc nước muối sinh lý, có thể loại bỏ các tổ chức chết, các vòm phỏng ở mu bàn tay, gan bàn tay, lòng bàn chân cần được giữ nguyên vẹn. Bệnh nhân bỏng trên 10% diện tích cơ thể nên đưa vào điều trị tại đơn vị điều trị bỏng. Vết bỏng hở nên được băng và che phủ bằng da lợn sau đó băng các lớp gạc phía ngoài. Vết thương nên được kiểm tra sau mỗi 2 ngày, nếu da lợn bám chắc vào nền vết bỏng thì để nguyên, nếu không dính thì nên cho giảm đau trước khi thay băng sau đó nhẹ nhàng rửa sạch trong bồn tắm, dùng thuốc tại chỗ (silver sulfate), gạc băng, vật lý trị liệu (chủ động và thụ động) nên bắt đầu sớm.
Bỏng vùng sinh dục cần được rửa sạch bằng gạc cotton sau đó băng lại bằng gạc mỏng.
Bỏng độ III và IV cần phải nhập viện.Chăm sóc vết bỏng tại giường bệnh cũng như bỏng độ hai. Hồi sức và duy trì dịch thể là rất cần thiết. Cần theo dõi các dấu hiệu sinh tồn, theo dõi nước tiểu bằng sonde Foley. Đặt sonde dạ dày qua mũi để giảm áp dạ dày và dự phòng nôn, đặc biệt trong 24 giờ đầu sau bỏng ở các trường hợp bỏng nặng. Theo dõi chặt chẽ tình trạng đường thở, đặc biệt chú ý khi bỏng đường hô hấp dưới. Theo dõi chặt chẽ đường máu. Theo dõi hematocrit để đánh giá nhu cầu dịch thể và chỉ định truyền máu khi mất máu có thể xảy ra
Tổn thương do hít và chăm sóc đường thở
Đường hô hấp trên thường bị tổn thương trực tiếp do hơi nóng gây nên tình trạng phù nề vùng thanh môn và hầu họng dẫn đến bít tắc đường thở. Sự tắc nghẽn thường có các dấu hiệu báo trước như tăng tần số thở, thở cố, đột nhiên tăng tiết, hoặc nói khàn tăng dần. Trẻ cần được theo dõi sát để có thể đặt ống nội khí quản kịp thời.
Sự phá huỷ đường hô hấp dưới hoặc nhu mô do hít phải khí nóng hoặc khói sau 24h. Trẻ có thể bị suy hô hấp do ngừng thở, các rale, thở khò khè. Cần theo dõi và chăm sóc cẩn thận bằng rửa sạch đường thở là biện pháp chủ yếu trong thời kỳ đầu. Dịch tiết khí quản thường nhầy rất dính và chứa các mảnh carbon và mảng niêm mạc, cần hút rửa nhẹ nhàng qua ống nội khí quản loại to.
Tổn thương do điện
Có thể tổn thương trực tiếp do dòng điện hoặc do lửa. Tổn thương nặng tổ chức ngay tại vùng tiếp xúc, tuy nhiên tổn thương hoại tử còn gặp ở nơi xa điểm tiếp xúc. Tất các các trường hơp bỏng điện cao thế cần theo dõi sát tình trạng tim mạch có thể phải dùng đến biện pháp CPR khi ngừng tim, theo dõi tình trạng loạn nhịp tim trong phòng cấp cứu. Hồi sức cần bắt đầu với ringerlactat để duy trì huyết áp và đảm bảo bài niệu 1ml/kg/h càng sớm càng tốt ngay sau bỏng. Sắc tố cơ (myoglobin niệu) là mọt chỉ số đánh giá bỏng sâu và cần được điều trị một lượng dịch lớn để dự phòng suy thận.
Bỏng do lạm dụng
Lạm dụng trẻ em nên cân nhắc khi điều trị. Phần lớn xảy ra ở trẻ nhỏ tuổi. Phần bỏng cần được xem xét cẩn thận vì thường là bỏng nhiều chỗ, nhiều lần. Thường có tiền sử trẻ bị bỏ rơi hoặc ngược đãi.
Tóm tắt và kết luận
Tại Thái Lan, các bệnh nhiễm trùng ngày càng ít dần, ví dụ như Dipxheria và…Thấp khớp cấp, và thấp tim trước đây chiếm 50% hoặc hơn và thời điểm 30 năm trước đây.
Bỏng là một trong những nguyên nhân gây tử vong lớn cho trẻ cho dù có thể dự phòng được. Gây đau đớn và để lại sẹo khi bỏng sâu và các vấn đề khác khi trẻ lớn lên đặc biệt là bỏng các vùng hở như mặt, cổ. Đau rất quan trọng đối với trẻ bị bỏng do vậy cần cho thuốc giảm đau mỗi khi thay băng, lau rửa vết bỏng.
Khi bỏng nặng, trẻ thường bị sốc nhanh chóng do thoát dịch ra khỏi lòng mạch do vậy hồi sức dịch thể là rất quan trọng. Sốc bỏng kéo dài có thể gây suy đa phủ tạng gây khó khăn cho điều trị về sau. Một đơn vị điều trị bỏng vô trùng với đầy đủ các trang thiết bị là rất quan trọng trong dự phòng và xử lý nhiễm trùng…duy trì cân bằng huyết động và hỗ trợ tinh thần và dũng khí.
Bài "Cách xử trí tại nạn bỏng ở trẻ em"
Theo Thanh Niên, Y Khoa và Điều Trị
Theo Thanh Niên, Y Khoa và Điều Trị
Post a Comment