VIÊM DA CƠ ĐỊA CÁCH KIÊNG CỮ PHÒNG TRÁNH VÀ ĐIỀU TRỊ Ở TRẺ


Chứng viêm da cơ địa ở trẻ thường xuất hiện nhiều nhất vào những ngày trời chuyển mùa hoặc trong mùa đông và các loại thuốc bôi chỉ hợp với một số bé nhất định, còn đa phần các bé không hết bệnh khi dùng thuốc. Nhiều bé đến 2 tuổi sẽ tự hết bệnh nhưng cũng có rất nhiều trường hợp, có thể kéo dài đến tuổi trưởng thành.

Viêm da cơ địa thường do ảnh hưởng từ môi trường.
Vì sao bé bị viêm da cơ địa?

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến căn bệnh này có thể do di truyền kết hợp với môi trường bị bẩn, ô nhiễm.

Trước đây, nhiều mẹ tin rằng bé bị viêm da dị ứng là do rối loạn cảm xúc, nhưng các bác sĩ khẳng định, các yếu tố cảm xúc chỉ thúc đẩy bệnh phát triển chứ không phải là nguyên nhân gây ra bệnh.

Kiêng cữ

Rất nhiều bà mẹ nghĩ rằng cần phải kiêng, không cho con ăn các món tanh, thịt gà… nhưng bệnh chưa chắc đã thuyên giảm mà bé thì thêm còi cọc vì không được ăn đủ chất. Chính vì vậy, nếu bé không bị dị ứng thức ăn thì mẹ vẫn nên cho con ăn uống đủ chất.

Bệnh này xuất hiện do cơ địa của trẻ mẫn cảm với thời tiết, môi trường… nên khi thời tiết thay đổi thì bệnh thường trở nặng hơn. Vì vậy, bố mẹ cần vệ sinh sạch sẽ cho bé để tránh nhiễm trùng và làm bệnh nghiêm trọng hơn.

Vì da bé bị khô, mẩn đỏ nên bố mẹ cần chú ý giữ cho da bé luôn có độ ẩm ổn định, thường xuyên bôi kem, thuốc mỡ hoặc bôi các loại kem được bác sĩ chỉ định để cung cấp độ ẩm cho da bé.

Không nên tắm cho con bằng các loại xà phòng thơm, không dùng thuốc tẩy, xả vải… để giặt quần áo bé vì lúc này da của bé đang rất nhạy cảm và rất dễ kích ứng, nổi mẩn đỏ.

Không để bé gãi vào vùng da nổi đỏ vì rất có thể sẽ gây lây lan sang các vùng da lành khác.
Mẹ nên thường xuyên giữ ẩm cho da bé.

Điều trị

Nhiều bác sĩ cho biết, căn bệnh này không thể điều trị khỏi hoàn toàn mà chỉ dùng thuốc để kìm hãm sự phát triển, chữa lành các vùng da bệnh và áp dụng các biện pháp phòng chống tái phát mà thôi.

Khi 2 tuổi, bé sẽ tự nhiên khỏi bệnh nhưng nhiều bé, bệnh kéo dài cho đến khi lớn.

Để lựa chọn loại thuốc bôi da cho bé, các mẹ nên con đến khám ở bệnh viện Da liễu để các bác sĩ chẩn đoán và đưa ra phương thuốc thích hợp với thể trạng và tình hình bệnh của từng bé. Lưu ý không bôi thuốc khi da đang có tổn thương do vi khuẩn, nấm, virus, ký sinh trùng gây ra.

Phòng ngừa

Để phòng cho bệnh ít tái phát, đặc biệt vào những ngày chuyển mùa, thay đổi thời tiết… bạn cần thường xuyên cho con tắm trong nước ấm, cắt ngắn móng tay để hạn chế xước da khi bé gãi, lựa chọn quần áo mềm mại, thoáng mát, giữ nhiệt độ trong phòng ở nhiệt độ không quá nóng.

Thường xuyên bôi kem giữ ẩm cho da (loại không gây kích ứng da), và cho bé tắm thường xuyên bằng các loại lá hoặc chanh để làm dịu, mát da.

Không có nhận xét nào